Cắm máy 24/7 có những ưu, nhược điểm gì? Đây là câu trả lời cho anh em
Cắm máy 24/7 có những ưu, nhược điểm gì? Đây là câu trả lời cho anh em
Có lẽ một trong những vấn đề khiến anh em tranh cãi nhiều nhất là nên để PC hoạt động xuyên suốt, không bao giờ tắt máy, hay là nên tắt mỗi khi không sử dụng. Trên thực tế thì mỗi cái đều có một số ưu, nhược điểm tùy vào cách thức và mức độ anh em sử dụng máy. Trong bài viết này, mời anh em cùng mình tìm hiểu một số trường hợp nên và không nên cho máy hoạt động liên tục.
Khi nào nên cho máy hoạt động liên tục?
Cần sự tiện lợi
Lý do chính khiến anh em không muốn tắt máy chính là sự tiện lợi. Thay vì phải đợi máy khởi động thì anh em chỉ cần ngồi vào máy và sử dụng thôi, mọi thứ đã sẵn sàng hết rồi. Mặc dù tốc độ khởi động khi dùng SSD rất nhanh, thường chỉ mất chưa đến 30 giây, nhưng nếu anh em cần dùng nhiều loại phần mềm khác nhau thì vẫn sẽ tốn thời gian chờ mở các phần mềm đó lên.
Vì vậy, anh em chỉ cần để máy ở chế độ Sleep thì tất cả các chương trình từng dùng vẫn ở nguyên tại chỗ và chỉ mất vài giây ngắn ngủi là có thể tiếp tục làm việc, chơi game.
Tận dụng thời gian rảnh rỗi
Có khá nhiều công việc, tác vụ cần thời gian để hoàn thành, chẳng hạn như tải game, cập nhật phần mềm, sao lưu dữ liệu, quét virus,… Thỉnh thoảng thì những tác vụ này còn chiếm khá nhiều tài nguyên phần cứng và băng thông Internet, nếu thực hiện vào ban ngày thì sẽ cản trở những công việc khác quan trọng hơn.
Anh em có thể “cắm máy” qua đêm để nó thực hiện những tác vụ chán ngắt này trong lúc bản thân đi ngủ thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều và không ảnh hưởng đến công việc ban ngày.
Sử dụng máy mọi lúc mọi nơi
Việc bật máy 24/7 sẽ giúp anh em dùng một số loại phần mềm, tính năng hiệu quả hơn. Chẳng hạn như tính năng Remote Desktop của Windows cho phép truy cập vào máy từ xa, chỉ cần đem smartphone hoặc máy tính bảng là có sử dụng và lấy bất kỳ file nào trong máy
Khi nào không nên cho máy hoạt động liên tục
Ảnh hưởng tuổi thọ phần cứng
Nói chung thì phần cứng của PC đều khá bền nhưng mọi thứ có giới hạn nhất định, SSD hiện tại rất bền nhưng vẫn có giới hạn số lần đọc ghi, đèn nền của màn hình thường có tuổi thọ khoảng 10 nghìn giờ, pin laptop thì sẽ chai sau khoảng 300 chu kỳ sạc,…
Thông thường thì anh em sẽ không thể dùng hết tuổi thọ của phần cứng mà sẽ thay thế, nâng cấp trước khi chúng “đến tuổi”. Tuy nhiên, anh em lưu ý rằng bật máy liên tục sẽ làm phần cứng bị “stress” liên tục, dù không nhiều nhưng về lâu về dài sẽ không tốt. Ngoài ra, bật máy liên tục sẽ tạo ra nhiệt lượng, và đây là một trong những yếu tố chính làm giảm tuổi thọ phần cứng.
Lãng phí điện năng
Đây có lẽ là nhược điểm dễ nhận thấy nhất khi anh em không tắt máy tính. Mỗi dòng laptop hoặc PC sẽ có mức tiêu thụ điện khác nhau, dù có đưa máy về chế độ Sleep thì cũng sẽ tốn điện nhé. Chẳng hạn Macbook Air 2018 có thể ngốn 25W khi sử dụng ở mức bình thường (Moderate), giảm xuống 8W khi không dùng, vẫn cho máy mở (Idle) và sẽ giảm còn 0,3W khi cho máy Sleep.
Tóm lại thì kiểu gì thì cũng sẽ tiêu thụ điện năng ở một mức nhất điện và anh em lưu ý rằng nếu tắt máy mà không rút phích cắm thì vẫn ăn một chút điện nhé.
Phòng tránh cúp điện và điện áp không ổn định
Khi anh em dùng máy thì thế nào cũng bị mất điện giữa chừng vài lần rồi. Ngoài việc gây ức chế thì mất điện còn có thể làm hư hỏng phần cứng lẫn dữ liệu của anh em. Bên cạnh đó, nếu điện áp trong nhà không ổn định thì cũng có thể gây hại thiết bị điện tử. Nguyên nhân làm điện áp tăng, giảm đột ngột thì có thể là do sét đánh, bật tắt các thiết bị điện gia dụng công suất lớn trong nhà.
Để phòng tránh các trường hợp xui xẻo thì anh em có thể sử dụng bộ lưu điện (UPS) đề phòng lúc mất điện đột ngột, thêm các bộ ổn áp, thiết bị chống sét hoặc đơn giản hơn là tắt máy để giảm thiểu nguy cơ.
Khởi động lại máy giúp cải thiện hiệu năng
Hiện nay, các loại hệ điều hành đã thông minh hơn, biết quản lý tài nguyên hiệu quả hơn và dù anh em không tắt máy trong thời gian dài vẫn không làm giảm hiệu năng đi quá nhiều. Tuy nhiên, tắt máy khởi động lại vẫn là cách sửa lỗi hiệu quả nhất và thông dụng nhất anh em ạ. Nếu anh em tắt máy vào cuối ngày và mở nó lên vào sáng hôm sau thì khả năng cao là máy sẽ không còn dính những lỗi hôm trước nữa.
Giúp không gian yên tĩnh hơn
Ưu điểm cuối cùng chính là tắt máy sẽ giúp căn phòng nơi anh em đang làm việc, học tập, nghỉ ngơi được yên tĩnh. Dù anh em có thể tắt hết âm thanh thông báo, tắt loa thì vẫn còn tiếng quạt tản nhiệt và tiếng ổ cứng nữa. Nếu xui xẻo một chút thì anh em còn dính thêm tiếng coil whine nữa, nếu đang nằm trong một căn phòng yên tĩnh và tai đủ thính thì anh em sẽ nghe thấy.
Nếu dùng laptop thì có lẽ anh em sẽ đỡ phải nghe những tiếng ồn này nhưng nếu dùng PC gaming thì có lẽ anh em nên tắt máy đi để cuộc sống yên bình hơn.
Bài viết liên quan
-
Hướng dẫn cách bỏ qua Wifi khi thiết lập Windows 11
Thứ Năm, 04/05/2023 11:42 -
Intel bỏ tên gọi Core i5, i7
Thứ Năm, 04/05/2023 09:17 -
Cách thay đổi kích thước ảnh trên máy tính không cần sử dụng app thứ 3 siêu dễ
Thứ Năm, 04/05/2023 08:58 -
Không phải crack nữa anh em ơi! - Photoshop web sẽ hoàn toàn miễn phí?
Thứ Ba, 21/06/2022 17:12 -
i9-13900 quá khủng - đánh bật i9-12900K dù chưa đạt xung tối đa?
Thứ Ba, 21/06/2022 17:10 -
Máy trạm Precision mới nhất sẽ trang bị vi xử lý AMD Ryzen Threadripper PRO
Thứ Bảy, 11/06/2022 21:52 -
GPU là gì? Tác dụng của GPU trong máy tính
Thứ Bảy, 11/06/2022 21:49 -
Intel Raptor Lake-S có tới 24 nhân và 32 luồng? Quá kinh khủng!
Thứ Bảy, 11/06/2022 21:46 -
Lộ tin CPU Intel thế hệ 12 Alder Lake hỗ trợ PCIe 5.0, mở đường cho kỷ nguyên mới về hiệu năng PC?
Thứ Bảy, 02/01/2021 12:28 -
Cắm máy 24/7 có những ưu, nhược điểm gì? Đây là câu trả lời cho anh em
Thứ Bảy, 26/12/2020 10:52