Phải nói thêm là Thunderbolt là một công nghệ của Intel nên mặc nhiên tất cả các máy tính sử dụng “AMD” sẽ không có công nghệ này. Thunderbolt 3 cũng đắt hơn để triển khai so với USB tiêu chuẩn, vì nó không phải là tiêu chuẩn mở mà nó yêu cầu một chip điều khiển riêng. Nhưng với USB4, các nhà sản xuất linh kiện sẽ không phải trả cho Intel bất kỳ khoản tiền bản quyền nào, nên việc người dùng “AMD” sẽ được hưởng những công nghệ tương tự như Thunderbolt trên USB4 là điều hoàn toàn dễ hiểu và đây là tín hiệu rất tốt cho đội “Đỏ”.
Tuy nhiên, việc “tương thích” này phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất linh kiện chứ không phải một công nghệ mặc định được trang bị trên USB4.
Ví dụ đơn giản nhất đó chính là Apple mới cho ra mắt những chiếc Macbook chạy chip M1 của hãng có hỗ trợ Thunderbolt 3 và USB4 nhưng tuyệt nhiên sẽ không hỗ trợ eGPU.
Điều này cũng khá khó hiểu tuy nhiên đây là quyết định đến từ nhà “Táo” và thường những quyết định như thế này là để cho công ty sẽ cho ra mắt một sản phẩm để làm riêng công việc “eGPU” đó nên không muốn các hãng khác động vào.
Hai mức tốc độ của USB4
Mặc dù nó có thể đạt tốc độ lý thuyết tối đa lên đến 40 Gbps, nhưng không phải tất cả các sản phẩm hỗ trợ USB4 đều sẽ đạt được tốc độ 40 Gbps. Trong đó, USB4 Gen 2x2 là 20Gbps và USB4 Gen 3x2 là 40Gbps, những sản phẩm giá rẻ có lẽ sẽ được trang bị Gen 2x2 để giảm giá thành, tuy nhiên kết nối này vẫn sẽ vẫn nhanh hơn rất nhiều so với kết nối USB 3 là 5 Gbps mà bạn nhận được từ hầu hết các máy tính xách tay hiện nay (mặc dù USB 10 và 20 Gbps 3.2 kết nối tồn tại nhưng không thông dụng).
Logo USB4 sẽ không sử dụng số phiên bản
Vậy làm cách nào để biết thiết bị bạn đang mua có tương thích với USB4 hay không? Đây thực sự là một điều mà chính mình nhiều lúc vẫn nhầm lẫn vì có quá nhiều khái niệm được đưa ra để hướng tới cùng một công nghệ. USB-IF dùng những không có một logo hay đặc điểm nhận dạng nào dành riêng cho USB4, thay vào đó chỉ những logo đề cập đến tốc độ của nó. Nhưng rất nhiều nhà bán lẻ có trang bị USB4 mà không có chứng nhận chính thức của USB-IF nên họ hoàn toàn có thể thiết kế một logo khác đặc trưng để quảng cáo cho công nghệ USB4 trên máy của họ. Hoặc một trường hợp khác cũng khá phổ biến đó là hình ảnh “cây đinh ba” huyền thoại sẽ có số 20 hoặc 40 bên cạnh để kí hiệu cho kết nối USB4.
USB 3.2 cũng có tốc độ 20Gbps bằng với tốc độ của USB4 Gen 2x2, nhưng sẽ không có những tính năng khác đi kèm như USB4, đơn thuần nó chỉ là tốc độ truyền dữ liệu. Nhưng các bạn đừng lo vì nó sẽ có một logo riêng nên sẽ không gây nhầm lẫn đâu.
Tất cả các thiết bị có USB4 đều hỗ trợ USB Power Delivery
Hiện này không phải các kết nối qua cổng USB type-C đều hỗ trợ Power Delivery (USB PD) để có thể truyền điện công suất lớn. Nhưng với USB4 thì tất cả các cổng type-C hỗ trợ USB4 đều sẽ hỗ trợ Power Delivery. Đây là một đặc điểm kĩ thuật mà mình rất thích, sau này tất cả công việc kết nối chỉ cần một sợi dây duy nhất. Về lý thuyết, USB PD có thể cung cấp tới 100W điện và PD sẽ tự điều chỉnh dòng điện sao cho phù hợp với thiết bị đó.
Tương thích ngược với các thiết bị cũ
Điều tuyệt vời nhất ở tất cả các thế hệ USB là chúng tương thích với nhau rất tốt. USB4 cũng sẽ hoạt động với các thiết bị và cổng USB 3 và USB 2 cũ hơn. Và khi đó kết nối sẽ hoạt động ở tốc độ của cổng kết nối thấp nhất.
Cần lưu ý rằng một điều đó là dây cáp kết nối, để hỗ trợ đầy đủ các tính năng của USB4 bạn cần một dây cáp đủ điều kiện, còn nếu bạn chỉ có dây cáp hỗ trợ tối đa 5Gbps thì nó vẫn sẽ hoạt động bình thường nhưng tốc độ sẽ giới hạn ở tốc độ của dây cáp.
Thunderbolt 4 có phải là USB 4.0?
Để đạt được chứng nhận Thunderbolt 4 thì các thiết bị bắt buộc phải hỗ trợ đầy đủ USB4, có nghĩa sẽ hỗ trợ cả Thunderbolt 3. Nhưng Thunderbolt 4 lại không có một đặc điểm kĩ thuật nào đặc biệt hơn USB4.
Như vậy có hiểu đơn giản tiêu chuẩn Thunderbolt 4 là một tên gọi để “nâng cấp” Thunderbolt 3 hỗ trợ thêm những tính năng mới của USB4 như có thể truyền hình ảnh với độ phân giải 8K 60FPS HDR. Như vậy, các bạn cứ tự tin là bất kì sản phẩm nào được quảng cáo là hỗ trợ Thunderbolt 4 thì chắc chắn nó sẽ hỗ trợ đầy đủ USB4.
Sẽ tốn nhiều chi phí sản xuất hơn so với USB 3.2
Một trở ngại để áp dụng hàng loạt USB4 trên các thiết bị đó chính là vấn đề về giá. Để có tốc độ và độ ổn định cao thì USB4 phải dụng một con chip riêng để điều khiển mà không sử dụng chipset có sẵn trên main. Chính vì thế mà giá có phần cao hơn các đời USB cũ. Nó sẽ không đắt như chip của Thunderbolt 4 nhưng cũng không quá rẻ. Chính điều này sẽ làm cho chuẩn kết nối này thời điểm hiện tại chỉ xuất hiện trên những thiết bị cao cấp. Hy vọng trong thời gian tới mức giá sản xuất của USB4 sẽ giảm xuống để các nhà sản xuất có thể "phổ thông hoá" chuẩn kết nối tuyệt vời này.
Funfact: tên chuẩn của của kết nối này là USB4 (không có dấu cách) đây là quyết định của USB IF nhằm giữ cho sự đơn giản trong tên gọi cũng như cách viết của chuẩn kết nối này.
USB 4.0 là kết nối của tương lai, tổng hợp hầu như tất cả các cổng kết nối cần thiết nhất của các thiết bị di động trong tương lai. Sau này chúng ta đi đâu cũng chỉ cần một sợi dây duy nhất là có thể giải quyết được tất cả các nhu cầu thông dụng.