Lịch sử ra đời của mạng Internet

Thứ Ba, 02/06/2020 08:34

Lịch sử ra đời của mạng Internet

Không như những phát minh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người như điện thoại, bóng đèn,… Internet được tạo ra với mục đích chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Và cũng không giống như các phát minh vĩ đại khác, Internet không do một cá nhân tạo ra mà được rất nhiều người chung tay góp sức làm anh em ạ. Trong bài viết này, mình sẽ kể lại nguyên nhân cũng như quá trình hình thành của thứ quan trọng bậc nhất trong đời sống của chúng ta hiện nay.

Nỗi sợ vệ tinh không gian Liên Xô

Vào ngày 4/10/1957, Liên bang Xô Viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, Sputnik lên quỹ đạo. Đối với lịch sử ngành hàng không vũ trụ thì đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt, cho thấy con người có khả năng chinh phục vũ trụ bao la ngoài kia. Tuy nhiên, đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ thì đây là một sự kiện khiến họ phải hú vía một phen vì khoảng thời gian là đang là giai đoạn căng thẳng của Chiến tranh Lạnh. Dù vệ tinh Sputnik không làm được gì nhiều ngoài phát một số tín hiệu radio “bíp, bíp” đơn giản trong khi di chuyển xung quanh Trái đất nhưng nó đã khiến nhiều người Mỹ cho rằng đây là một bằng chứng cho thấy Liên Xô đã tiến xa trong việc tạo ra một vũ khí “tối thượng” có thể hủy diệt nước MỸ, còn các nhà khoa học và kỹ sư của họ chỉ biết chế tạo mấy chiếc TV linh tinh.

 
Sputnik

Sau vụ phóng vệ tinh Sputnik, nước Mỹ bắt đầu chú trọng đầu tư các ngành khoa học và công nghệ. Trường học bắt đầu thêm các môn học về hóa học, vật lý, giải tích. Các tập đoàn công nghệ thì được nhận trợ cấp và đầu tư từ chính phủ để nghiên cứu và phát triển khoa học. Riêng chính phủ Mỹ thì thành lập nhiều cơ quan mới để phát triển công nghệ tên lửa, vũ khí, máy tính như Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (ARPA) với mong muốn chiến thắng cuộc chạy đua vào không gian với Liên Xô.

Tiền thân của mạng Internet

Trong thời gian này, các nhà khoa học và chuyên gia quân sự Mỹ đặc biệt lo ngại tình huống Liên Xô sẽ tấn công vào mạng dưới đường dây điện thoại vì đây là phương thức hiệu quả và chính yếu để nước Mỹ liên lạc và truyền tin. Vào năm 1962, một nhà khoa học từ ARPA có tên J.C.R. Licklider đề xuất giải pháp xây dựng một” mạng lưới liên thiên hà” (galactic network) giúp máy tính ở khắp nơi có thể “nói chuyện” với nhau. Mạng lưới thông tin, liên lạc mới này sẽ giúp chính phủ Mỹ liên lạc ngay cả khi Liên Xô phá hủy toàn bộ hệ thống đường dây điện thoại.

 

Đến năm 1965, một nhà khoa học từ viện M.I.T phát triển một phương thức gửi dữ liệu giữ máy máy với nhau được gọi là “packet switching” hay dễ hiểu hơn là chuyển dữ liệu bằng gói. Phương thức này sẽ chia dữ liệu tổng thành từng gói dữ liệu nhỏ hơn rồi gửi cho máy tính bằng nhiều đường dây khác nhau. Như vậy, dữ liệu có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau và không lo mất dữ liệu lại dù có bị đứt cài đường dây. Nhờ có phương thức truyền dữ liệu mới này giúp mạng máy tính của ARPA trở nên khó bị “tiêu diệt” hơn.

 

Dòng chat đầu tiên của nhân loại

Vào ngày 29/10/1969, mạng ARPAnet gửi tin nhắn từ một máy tính đặt tại phòng thí nghiệm của đại học UCLA đến đại học Stanford với chỉ vỏn vẹn có sáu ký tự “LOGIN”. Tuy vậy, dòng tin ngắn và đơn giản vẫn quá “nặng so với sức mạnh của công nghệ thời bấy giờ nên làm sập mạng ARPA và máy tính đặt tại đại học Stanford chỉ nhận được 2 chữ cái đầu tiên thôi. 

Sự phát triển của mạng Internet nguyên thủy

Đến cuối năm 1969 thì chỉ có 4 máy tính được hòa mạng ARPAnet thôi, nhưng số lượng máy nối mạng tăng đều đặn trong thập niên 70. Trong đó, một số cơ quan trường học tự tạo mạng riêng như mạng ALOHAnet của đại học Hawaii, mạng của Đại học London và Trạm Radar Hoàng gia của Na Uy cũng gia nhập vào mạng ARPAnet. Tuy nhiên, khi càng có nhiều máy kết nối với mạng thì cách kết nối bằng phương thức “packet switching” ngày càng kém ổn định và khó tạo ra một mạng lưới kết nối máy tính toàn cầu được.

Đến cuối thập niên 70, một nhà khoa học máy tính có tên Vinton Ceft đã tìm ra các giải quyết vấn đề này bằng các phát triển một giao thức kết nối mới, giúp tất cả máy tính của tất cả các mạng nhỏ lẻ trên thế giới có thể giao tiếp với nhau. Ông ấy gọi phát minh của mình là Transmission Control Protocol hay TCP. Sau này, Vinton Ceft thêm một giao thức bổ sung có tên là “Internet Protocol” . Có lẽ nhiều bạn đã từng nghe qua giao thức này nhưng với tên viết tắt là TCP/IP. 

Sự ra đời của World Wide Web

Trong suốt thập niên 80, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học chỉ dùng internet với mục đích rất đơn giản là gửi dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Tuy nhiên, đến năm 1991,  một lập trình viên người Thụy Sĩ có tên Tim Berners-Lee đã là thay đổi bộ mặt của Internet bằng World Wide Web, thứ giúp giúp mọi người có thể dùng Internet để xem, tải thông tin từ một trang web về máy dễ dàng chứ không chỉ là gửi tin nhắn. Có thể nói Berner-Lee là người tạo ra Internet mà chúng ta đang dùng hiện nay. 

Kể từ đó, Internet bắt đầu phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Vào năm 1992, một nhóm sinh viên và nhà nghiên cứu từ Đại Học Illinois phát triển một phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng, giúp tìm kiếm thông tin trên Internet dễ dàng hơn có tên là Mosaic hay còn còn diết là trình duyệt web đầu tiên trên thế giới. Nó cho phép chúng ta thấy nhiều nội dung của trang web hơn bằng cách sử dụng các thanh cuộn trang và các đường link liên kết.

 

Cùng năm đó. Quốc hội Mỹ cho phép sử dụng World Wide Web với mục đích thương mại, có nghĩa là từ doanh nghiệp đến người dùng thông thường có thể sử dụng thoải mái. Kể từ đó, hàng loạt công ty thuộc mọi lĩnh vực đều lập trang web riêng để quảng cáo và bán hàng. Người dùng thì bắt đầu có thói quen dùng internet để phục vụ nhu cầu giải trí, chơi game, học tập, …